3DH
0983 711 218sydinh1981@gmail.com

Tin công nghệ

Nâng cao sức cạnh tranh của DN trong chuỗi cung ứng ngành điện tử


Là một trong những ngành có kim ngạch XK và tốc độ tăng trưởng lớn nhất, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh, cùng với đó đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn lao động quốc tế.


Chiều ngày 1/8, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tuân thủ pháp luật trong chuỗi cung ứng ngành điện tử”.
 

 



Hội thảo “Thúc đẩy tuân thủ pháp luật trong chuỗi cung ứng ngành điện tử”.

Theo đó, ngành điện tử là một trong những ngành có mức độ hội nhập toàn cầu hóa mạnh nhất về mặt tổ chức. Các quy trình sản xuất diễn ra ở các nước và khu vực khác nhau, kết nối các doanh nghiệp ở rất nhiều khâu khác nhau trong chuỗi giá trị thông qua các hình thức sở hữu phức tạp và các mối quan hệ liên công ty.

“Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành điện tử mà vẫn có thể đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm xã hội, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao uy tín doanh nghiệp, nhãn hàng, góp phần tạo thêm việc làm và tăng chất lượng việc làm trong ngành?” – Phó Chủ tịch VCCI đặt vấn đề.

Bởi đặc điểm của sự phát triển mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện tử khá đặc thù, thường có cấu trúc theo ngành dọc nên có thể dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh đáng kể giữa các doanh nghiệp địa phương trong ngành điện tử.

Tại Việt Nam, điện tử là một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Cụ thể, trong năm 2016, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước, tương đương tăng 3,35 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam là Trung Quốc, EU, Mỹ, Hà Lan…

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/5, ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu 8,4 tỷ USD, tăng tới 2,8 tỷ USD, tương đương tốc độ tăng lên đến 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã “soán ngôi” vị thứ hai của nhóm dệt may, đưa ngành hàng này trở thành một trong số ít các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao thời gian vừa qua.

Do đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao sức cạnh tranh, cùng với đó đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần được hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn trong thực thi quy định pháp luật.

Bởi vậy, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, các doanh nghiệp, bên liên quan cần cùng nhau thảo luận, trao đổi về vai trò, sự hợp tác và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đa quốc gia và các nhà cung ứng trong chuỗi giá trị trong việc thúc đẩy thực hiện các tiêu chuẩn lao động và hoạt động lao động có trách nhiệm với xã hội.

VCCI sẽ căn cứ vào những nhu cầu cần hỗ trợ kỹ thuật của các doanh nghiệp điện tử, để xây dựng các nội dung hoạt động nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong thời gian tới vớI nhiều mục tiêu, thứ nhất, cải thiện năng suất lao động trong ngành thông qua đối thoại tại nơi làm việc và tăng cường hơp tác giữa NSDLĐ và NLĐ.

Thứ hai, giảm thiểu những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải như tranh chấp lao động, đình công hoặc các vấn đề về tuân thủ và tiêu chuẩn lao động quốc tế khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu 


Thứ ba, tăng cường uy tín và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường hợp tác ngành, giữa ngành, doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp cung ứng và cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy các chính sách phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của ngành điện tử với vai trò là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.

Tại sao bạn chọn chúng tôi

Sản phẩm chính hãng
Bảo hành chính hãng
Giá bán chính hãng
Vận chuyển
Dịch vụ